DỊCH VỤ

thông tin liên hệ
Ms Phan Lê Hạnh Nhơn
Hotline - 084 777 4910

Chia sẻ lên:
Nguyễn Hoàng Đức và những dấu chân khai phá - T/g Lệ Hằng

Nguyễn Hoàng Đức và những dấu chân khai phá - T/g Lệ Hằng

Mô tả chi tiết

ĐÔI DÒNG CẢM NHẬN KHI ĐỌC SÁCH "NGUYỄN HOÀNG ĐỨC VÀ NHỮNG DẤU CHÂN KHAI PHÁ TRÊN CON ĐƯỜNG THI CA" CỦA TÁC GIẢ LỆ HẰNG

          Thơ là một trong những cách sử dụng ngôn ngữ sáng tạo nhất.Từ thời cổ đại, lý luận phê bình là công việc các nhà phê bình sử dụng các ống kính khác nhau để xem và nói về nghệ thuật. Người ta có thể khai thác từ góc nhìn lập trường đạo đức, về hình thức, về ý nghĩa các mối quan hệ trong xã hội, v.v..để nhìn nhận các giá trị được thể hiện trong một tác phẩm. Đó là khả năng người lý luận phê bình đắm mình vào một nội dung thơ (tức là một loại đồng cảm) và nhu cầu kích thích nhận thức. Họ sẽ là người xem xét sáng tạo của một bài thơ có thể mang lại lợi ích cho người đón nhận hay không cũng như những ảnh hưởng đến chất lượng của tư duy độc giả.

          Vậy để có những dấu chân khai phá trên con đường thi ca của Nguyễn Hoàng Đức, tác giả Lệ Hằng đã dựa trên các yếu tố gì? Về phương pháp, Lệ Hằng không dựa trên yếu tố xã hội tức bối cảnh văn hóa, kinh tế và chính trị mà cô đi từ Phê bình phản hồi của người đọc: Loại phê bình này cố gắng mô tả những gì xảy ra trong tâm trí người đọc trong khi diễn giải một văn bản. Một nhà phê bình phản hồi người đọc cũng có thể khám phá tác động của một văn bản cụ thể lên ý tưởng hoặc giá trị của chính mình. Cô cũng dựa trên những đặc điểm về tôn giáo, văn hóa hoặc các giá trị xã hội ảnh hưởng đến tác phẩm. Và tất nhiên nhà phê bình không thần thánh hóa tác giả đó với sự ngưỡng mộ như một vị anh hùng, đại diện cho hầu hết mọi nền văn hóa mà có sự công tâm trong cách nhìn nhận.

          Nguyễn Hoàng Đức là một triết gia, nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch quê ở Ninh Bình. Ông là người say mê nghiên cứu triết học và thông thạo nhiều ngoại ngữ (gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức) và đã thực hiện những cuốn tuyển dịch phê bình văn học giá trị. Lệ Hằng cũng đã dưới cái nhìn Phân tâm học để xem xét các xung đột và đặc trưng của tác phẩm cũng như khai phá nhu cầu, cảm xúc, trạng thái của tâm trí hoặc mong muốn tiềm thức của tác giả. Những câu chữ sục sôi trong từng tế bào sống, mãnh liệt, khát khao, day dứt đã được Lệ Hằng khai thác đào sâu để từ đó hy vọng chính tư tưởng này sẽ là kim chỉ nam định hướng cho người đọc.

            Trên hành trình tận hiến, nhà thơ Nguyễn Hoàng Đức thể hiện nỗi cô đơn và nỗi ám ảnh thời gian trôi nhanh. Một nỗi cô đơn không đơn thuần vì tức cảnh sinh tình, mà phát xuất từ nội tại tác giả, chấp nhận hy sinh vì hạnh phúc của người khác và khát khao một cuộc sống có ý nghĩa, luôn sống thật với chính mình. Với góc nhìn từ khía cạnh hình thức, Lệ Hằng nhìn kỹ vào chính câu chữ, phân tích các yếu tố khác nhau của tác phẩm như một cách để khám phá hoặc giải thích một tác phẩm.

          Sách có giá trị văn học thường dạy cho bạn một cái gì đó đáng để biết thông thường, thông điệp này mạnh đến nỗi nó thay đổi con người bạn. Nó để lại tác động đến bạn và tạo sự khác biệt trong người đọc. Những cuốn sách có giá trị văn học thường khiến bạn suy nghĩ và / hoặc có những suy ngẫm sâu sắc về nhân loại, cuộc sống hoặc đạo đức của bạn. Trong cuốn sách Nguyễn Hoàng Đức và những dấu chân khai phá trên con đường thi ca, một câu chuyện không bao giờ chỉ là một câu chuyện luôn luôn có một cái gì đó sâu hơn đang diễn ra bên dưới bề mặt nên bạn hãy thử một lần đọc sách để có những trải nghiệm và biết đâu sẽ tìm thấy được thứ gì đó cho riêng mình.

 

                                                                            Huế, ngày 18 tháng 10 năm 2019

Biên tập viên Hạnh Nhơn

Tư vấn xuất bản: www.phanlehanhnhon.com

Xem thêm các sản phẩm liên quan
Nước ép trái tim - Phạm Trường
Nước ép trái tim - Phạm Trường
ArchiCad- Thực hành Thiết kế Công trình kiến trúc
ArchiCad- Thực hành Thiết kế Công trình...
Sách lịch sử
Sách lịch sử
Nguyễn Hoàng Đức và những dấu chân khai phá - T/g Lệ Hằng
Nguyễn Hoàng Đức và những dấu chân khai...
Sách văn hóa
Sách văn hóa